TỔNG QUAN VỀ MÁY BẢO VỆ LỜI NÓI
1. Thực trạng ghi âm lén, ghi âm bất hợp pháp (BHP)
Hình ảnh, âm thanh là hai tín hiệu phổ biến được con người dùng để giao tiếp với nhau; Trong đó âm thanh được dùng nhiều hơn và thể hiện được thông tin rõ ràng hơn hình ảnh. Chính vì vậy âm thanh được coi là chứng cứ quan trọng trong Tố tụng dân sự (Các tài liệu nghe được, nhìn được... được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó).
Hình 1. Âm thanh được sử dụng phổ biến trong giao tiếp.
Ngoài việc ghi âm hợp pháp (được cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoặc người nói chuyện đồng ý cho ghi âm...); thì hiện nay hiện tượng ghi âm BHP như: ghi âm lén (ghi âm khi gặp gỡ, nói chuyện, bàn công việc...), quay camera (có ghi âm thanh) lén, ghi âm trộm (ghi âm cuộc nói chuyện của người khác), ghi âm bí mật (giấu máy ghi âm trong quần áo, bàn, phòng làm việc ... của người khác)...diễn ra phổ biến. Dẫn tới nhiều cá nhân đã bị khủng bố, đe doạ, tống tiền hoặc vào vòng lao lý do bị ghi âm BHP.
Hình 2. Một số hình thức ghi âm bất hợp pháp.
Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có nguyên nhân chính là: Các quy định về quyền riêng tư của con người chưa được tôn trọng và thực thi nghiêm túc; hiện nay hầu như mọi người đều có điện thoại thông minh (có sẵn chức năng quay video, có rất nhiều thiết bị ghi âm, camera bí mật bán tự do trên các trang web.
Hình 3. Một số phương tiện, trang thiết bị ghi âm.
Mục đích thực hiện ghi âm BHP rất đa dạng như: học tập, liên quan đến tình cảm, làm ăn, giao kèo, mua bán, xin việc, hối lộ, tổng tiền, hạ uy tín của người khác...
Người thực hiện ghi âm BHP: Đủ các thành phần trong xã hội, đủ mọi lứa tuổi... đa phần là các cá nhân có mục đích xấu.
Người bị ghi âm BHP: Đủ các thành phần, nhưng chủ yếu tập trung vào những người có chức vụ, có quyền quyết định, quan chức nhà Nước, Công an, người đang có tranh chấp, cạnh tranh, xung đột về lợi ích;
Vị trí thực hiện ghi âm BHP: Mọi nơi mà người bị ghi âm BHP thực hiện cuộc nói chuyện có nội dung nhạy cảm, như tại: Bàn làm việc, Phòng làm việc, phòng họp, tại nhà riêng, trong xe ôtô...
Hình 4. Hình thức ghi âm BHP tại bàn làm việc khi trao đổi công việc.
Hình 5. Hình thức ghi âm BHP tại nhà riêng khi nói chuyện.
Hình 6. Hình thức ghi âm BHP khi học tập, họp chuyên môn kỹ thuật.
2. Các giải pháp Bảo vệ lời nói
1) Rà quét để phát hiện và bóc gỡ máy ghi âm BHP: Sử dụng các máy quét tìm kiếm vật có kim loại, có pin, có sóng RF...; Đây là giải pháp cổ điển, cho đến nay hầu như không có hiệu quả bởi: Bây giờ có quá nhiều vật có kim loại, pin, sóng RF xung quanh chúng ta; chỉ phát hiện được các vật trong phòng nghi là máy ghi âm tại rà quét.
Hình 7. Giải pháp rà quét thiết bị ghi âm BHP.
2) Phát âm thanh có cường độ lớn để chèn tiếng nói: Là phương pháp cổ điển, có tác dụng Bảo vệ lời nói tốt; tuy nhiên làm ô nhiễm môi trường âm thanh, ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện và những người xung quanh.
Hình 8. Giải pháp phát âm thanh lớn để chèn tiếng nói.
3) Phá sóng ghi âm: Có nhiều thiết bị được quảng cáo là phá sóng camera, ghi âm được rao bán trên các trang web; tuy nhiên thực chất đây là thiết bị phá sóng RF, 3G, 4G nên chỉ có tác dụng Bảo vệ lời nói đối với máy ghi âm không dây (đặt máy ghi âm trong phòng và truyền âm thanh ghi được ra ngoài bằng sóng RF hoặc mạng 3G, 4G); mà không chống ghi âm được đối với các máy ghi âm tại chỗ (ghi âm thanh vào file trong điện thoại, thẻ nhớ, usb, băng cassette...) do vậy xát suất Bảo vệ tiếng nói thấp.
Hình 9. Một số thiết bị được quảng cáo có khả năng Bảo vệ lời nói.
4) Phát tín hiệu siêu âm làm quá tải tạm thời máy ghi âm: Là giải pháp tiên tiến và mới nhất cho đến thời điểm hiện nay. Sóng siêu âm làm máy ghi âm hoạt động sai lệch, không thu được hoặc thu rất kém tiếng nói của con người; Nên File âm thanh ghi được sẽ bị nhiễu đè lên tiếng nói mà không có khả năng tách, lọc, khôi phục được tiếng nói con người. Sóng siêu âm được sử dụng có tần số từ 50 - 100KHz (trong khi đó tai người bình thường chỉ nghe được âm thanh có tần số từ 0,2 - 20KHz) nên không ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện (tuy nhiên do sóng siêu âm va đập vào tường, đồ vật thì sẽ tạo ra âm thanh thứ cấp rất nhỏ); đồng thời do tần số sóng siêu âm rất thấp (lớn hơn tần số âm thanh và nhỏ hơn rất nhiều tần số làm việc của các thiết bị điện tử) nên cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Hình 10 . Máy Bảo vệ lời nói dùng sóng siêu âm GNS 300 của Công ty VIPA Việt Nam sản xuất.
3. Một số Máy Bảo vệ lời nói trên thế giới
Trước tiên phải khẳng định rằng: Không có Máy Bảo vệ lời nói nào đạt hiệu quả 100%, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà người sử dụng máy; Vì vậy biết được tính năng, phạm vi Bảo vệ lời nói hiệu quả của máy để sử dụng cho đúng là việc rất quan trọng.
Tại các nước phát triển do có các quy định, chế tài chặt chẽ về quyền riêng tư của con người nên việc ghi âm BHP hầu như không xảy ra; vì vậy các thiết bị liên quan đến việc Bảo vệ lời nói hầu như không được nghiên cứu và sản xuất (nếu có thì các thiết bị này cũng sử dụng công khai). Hiện nay chủ yếu có một số Máy Bảo vệ lời nói của Nga, Balan như sau:
Máy Bảo vệ lời nói của Nga: Bảo vệ lời nói công khai, đơn hướng, với khoảng cách phát sóng siêu âm 20 - 25 mét, Bảo vệ lời nói hiệu quả từ 1 - 3 mét; phiên bản nâng cấp có giá tương đương 68 triệu vnđ;
Hình 11. Một số Máy Bảo vệ lời nói của Nga.
Máy Bảo vệ lời nói của Balan: Bảo vệ lời nói công khai, đơn hướng, với khoảng cách phát sóng siêu âm 20 - 25 mét, Bảo vệ lời nói hiệu quả từ 1 - 3 mét; phiên bản nâng cấp có giá tương đương 325 triệu vnđ;
Hình 12. Một số máy Bảo vệ lời nói của Balan.
Máy Bảo vệ lời nói của Mỹ: Bảo vệ lời nói công khai, phiên bản cao cấp nhất được chế tạo kiểu vali da, phát đơn hhướng, Bảo vệ lời nói hiệu quả trong bán kính 2 mét, giá hiện tại 15.900 usd.
Hình 13. Một số máy Bảo vệ lời nói của Mỹ.
Máy Bảo vệ lời nói của Trung quốc: Như đã trình bày ở mục 2, các máy Bảo vệ lời nói này được quảng cáo nhiều chức năng (rà quét, phá, gây nhiễu camera, ghi âm…) nhưng thực tế khi sử dụng thì không có tác dụng (hoặc nếu có tác dụng thì chỉ đối với các máy ghi âm không dây dùng sóng RF, 3G, 4G).